Vesak PL.2563: Toàn văn Tuyên bố Hà Nam 2019

14

Tất cả chúng tôi, những đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, tổ chức từ ngày 12-14/5/2019.

Chúng tôi có mặt ở Đại hội này, dựa vào Nghị quyết 54/115 đã được thông qua vào ngày 15/12/1999 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kỳ họp thứ 54, chương trình nghị sự 174, trong đó tuyên bố rằng Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn tháng 5 Dương lịch, tương đương tháng 4 Âm lịch, được quốc tế công nhận và tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc và các Văn phòng khu vực từ năm 2000 trở đi. Ngày Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tất cả truyền thống Phật giáo đồng tổ chức như lễ Tam hợp thiêng liêng. Đại lễ Vesak góp phần nâng cao sự hiểu biết, chia sẻ và hợp tác lẫn nhau giữa các truyền thống và tổ chức Phật giáo, cũng như các cá nhân, thông qua việc gặp gỡ, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo và các học giả nhằm giải quyếtnhững vấn đề quan tâm chung mang tính toàn cầu. Sau khi cùng thảo luận, chúng tôi đồng thuận thông qua và công bố thông điệp về hòa bình, xã hội bền vững và các vấn đề liên quan khác dựa trên lời dạy của Đức Phật về từ bi và trí tuệ.

Trong khi cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạotoàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, chúng tôi đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệmvà kết quả nghiên cứu về các xu hướng mới nhất và phát triển trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như thận trọng xem xét tầm quan trọng, phạm vi, mức độ phức tạp và các tác động thực tế của những vấn đề này trên phạm vi toàn cầu.

Chúng tôi đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự trọng thị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng những hỗ trợ quý báu của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 và Hội thảo quốc tế trong khuôn khổ của Đại lễ này đã được diễn ra một cách trọn vẹn và tốt đẹp. Sau ba ngày làm việc, thuyết trình học thuật, thảo luận, trao đổi chuyên sâu, tham gia các sự kiệnvăn hóa và thắt chặt tình thân hữu Phật giáo, do đó, trong Lễ bế mạc của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc và Hội thảo quốc tế thành công này, chúng tôi cùng có mặt tại đây đã nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nam2019 như sau:

Điều 1: Các cam kết chung

Để hiểu rõ hơn và thực hiện đầy đủ các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, chúng tôi quyết tâm:

1.1. Đảm nhận vai trò ngày càng tích cực, ở địa phương và trên toàn cầu; chia sẻ trách nhiệm mạnh mẽ hơn nữa với xã hội nhằm ủng hộ, xây dựng, duy trì và phát triển các xã hội bền vững trong bối cảnh khủng hoảng xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa ngày càng sâu sắc và phức tạp.

1.2. Tiếp sức sống với khái niệm “Phật giáo nhập thế” bằng cách hướng tới các hoạt động mang tính toàn cầu và tham gia tích cực hơn vào các tổ chức quốc tế.

1.3. Phê chuẩn cách tiếp cận của Phật giáo như mô hình toàn mãn nhằm đạt được lý tưởng hòa bình và hiểu rõ các giá trị phổ quát của nhân loại.

1.4. Thể hiện sự đồng tâm với các triết lý Phật giáo nhằm khám phá các đặc điểm và bối cảnh thay đổi trong việc theo đuổi giáo pháp của Đức Phật như sự hướng dẫn tinh thần cho nền quản trị toàn cầu.

1.5. Nhận diện khuôn khổ của hành động quốc tế dựa trên Phật giáo là giải pháp khả thi cho sự thịnh vượng, phát triển và tiến bộ của nhân loại trong tinh thần duyên sinh.

1.6. Thừa nhận sự vĩ đại của Phật giáo trong thời hiện đại.

Điều 2: Hồi đáp của Phật giáo về trách nhiệm cùng chia sẻ

Để thúc đẩy khái niệm về trách nhiệm cùng chia sẻ, chúng ta quyết tâm:

2.1. Xây dựng nền tảng chủ động và hỗ trợ cho các tương tác bằng cách xác định vai trò quan trọng của các cộng đồng Phật giáo trên thế giới.

2.2. Hỗ trợ chuyên môn của mỗi người trên cơ sở các nguyên tắc Phật giáo vì lợi ích cùng nhau và vì nhau.

2.3. Mở rộng ý tưởng của tâm từ bi, hành động thiện lành và hỗ trợ để giúp đỡ những người ngoài cộng đồng Phật giáo mà không có bất kỳ sự phân biệt nào trên cơ sở chủng tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và giới tính.

2.4. Nhấn mạnh các đóng góp quan trọng của các cá nhân trong các tập thể cùng chia sẻ, bằng cách đề cao ý tưởng “nếu cá nhân chúng ta không làm thì ai sẽ làm đây?”

2.5. Hợp tác với các cơ quan quốc tế ở các cấp độ trách nhiệm khác nhau nhằm đạt mục tiêu cuối cùngcủa Phật giáo là chuyển hóa đau khổ.

2.6. Truyền bá năm điều đạo đức Phật giáo và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương nhằm biến chúng thành các mục tiêu cụ thể như nền tảng của trách nhiệm cùng chia sẻ đối với điều kiện sống tốt hơn trên toàn thế giới.

Điều 3: Cách tiếp cận Phật giáo về xã hội bền vững

Để tham dự cùng tạo nên các xã hội bền vững, chúng ta nêu quyết tâm:

3.1. Tận dụng bốn Tứ Diệu đế và Bát Chính đạo làm cách tiếp cận nền tảng đối với các xã hội bền vững.

3.2. Tạo nên sự tương thuộc giữa các cộng đồng bằng cách nhận ra những lời dạy của Đức Phật có khả năng thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của con người trong sự bền vững.

3.3. Tạo sức sống về sự hội nhập của ba trụ cột Phật giáo về phát triển gồm có bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.

Điều 4: Lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững

4.1. Nhấn mạnh cách tiếp cận đối thoại và phi bạo lực trong việc xây dựng hòa bình, đi ngược lại mô hình cũ “kẻ mạnh hiếp kẻ yếu”.

4.2. Khuyến khích các khái niệm từ bi và trí tuệ, làm nền tảng nhằm tránh khỏi và giải quyết các tranh chấphoặc xung đột.

4.3. Xác quyết tầm quan trọng cơ bản của lãnh đạo có chính niệm liên quan đến sự hướng dẫn về đạo đứccá nhân và xã hội nhằm đóng góp vào việc xây dựng hòa bình: Giải quyết các tranh chấp, xung đột, tôn trọng cuộc sống, chấm dứt bạo động cùng các cuộc chạy đua vũ trang, khắc phục bất bình đẳng và đặc biệt thực hành tâm nhân từ và không bạo lực thông qua đối thoại và hợp tác.

Điều 5: Cách tiếp cận Phật giáo về gia đình hài hòa, y tế và xã hội bền vững

5.1. Thừa nhận những biến đổi về cấu trúc gia đình và các hệ thống xã hội, đồng thời, thúc đẩy các nguyên lý Phật giáo về truyền thông hòa hợp nhằm xây dựng gia đình hài hòa và xã hội bền vững.

5.2. Đánh giá ảnh hưởng của cuộc sống lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần và tạo thuận lợi cho chương trình sống lành mạnh theo Phật giáo bằng cách áp dụng các ứng dụng thiền định và chọn lọc các chế độ thực dưỡng có lợi cho sức khỏe.

5.3. Khuyến khích giảng dạy năm điều đạo đức Phật giáo như một phần của chương trình học chính quy tại các trường, từ cấp mẫu giáo đến phổ thông trung học, nhằm đề cao khái niệm về lối sống tích cực, khỏe mạnh, hạnh phúc, có đạo đức và gia đình hòa thuận.

5.4. Thúc đẩy tinh thần của năm điều đạo đức trong hệ thống tư pháp, làm cơ sở cho việc giáo dục nhân phẩm và tái hòa nhập cộng đồng của các cá nhân bị giam giữ vì đã vi phạm pháp luật.

Điều 6: Cách tiếp cận Phật giáo đối với giáo dục toàn cầu về đạo đức

6.1. Tái khẳng định rằng mục đích cuối cùng của giáo dục Phật giáo về đạo đức là để giải phóng con ngườikhỏi tự ngã và khổ đau.

6.2. Tuyên truyền các khái niệm vô thường và vô ngã của Phật giáo trong nền giáo dục toàn cầu nhằm kiểm soát và chuyển hoá sự tham lam, giận dữ và vô minh, vì một thế giới tốt đẹp hơn.

6.3. Kết hợp các nguyên lý Phật giáo với tâm lý học và triết học về giáo dục như cách khảo sát các vấn đềcủa đạo đức và đạo đức trong chính nó.

6.4. Phối kết các nguyên tắc đạo đức Phật giáo vào hệ thống giáo dục quốc gia trong từng cấp học, từ thấp đến cao.

6.5. Cổ súy sự hội nhập của trí tuệ và từ bi trong việc chăm sóc môi trường, phát triển sức mạnh tổng hợp giữa các cá nhân, trường học và cộng đồng.

Điều 7: Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

7.1. Khuyến khích các nhà hoằng pháp tận dụng các tiện ích của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để hiện đại hóa khoa học nghiên cứu tâm của Phật giáo nhằm trị liệu và chuyển hóa con người bằng cách sử dụng ngành nghiên cứu người máy, thông minh nhân tạo, bộ cảm biến và viễn kiến.

7.2. Hội nhập các thực hành Phật giáo với kỹ thuật hiện đại như là vi tính dựa vào chính niệm và các ứng dụng máy tính và điện thoại cho thiền định.

7.3. Ủng hộ cho việc nghiên cứu tiếp tục trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như một phương tiện hỗ trợ cuộc sống của con người, tạo cơ hội cho con người có nhiều thời gian rảnh rỗi để thực hiện các nhiệm vụ cao cả và có ý nghĩa hơn, tuy đó không phải là thực thể thay thế con người.

7.4. Áp dụng triết lý Phật giáo vào việc đẩy mạnh sự hiểu biết về thế giới vận hành bằng các thuật toán.

7.5. Tăng cường sự lan tỏa giá trị của Phật giáo từ bỏ các tâm lý tiêu cực tham, sân, si để góp phần hạn chế các nguy cơ mất an toàn về thông tin một trong những thách thức đáng lo ngại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do những thay đổi về cách thức giao tiếp trên mạng điện tử toàn cầu.

Điều 8: Cách tiếp cận Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững

8.1. Truyền bá câu chuyện cuộc đời Đức Phật với tư cách là người dành phần lớn cuộc đời mình sống hài hòa với thiên nhiên như nhu cầu không thể thiếu, hơn là sự gắn kết với thiên nhiên để tận dụng vì lòng tham, từ đó, đề cao việc bảo vệ thiên nhiên và hạn chế việc khai thác một cách vô ý thức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

8.2. Vận dụng tinh thần Phật giáo, nhấn mạnh đạo lý duyên khởi – vạn vật nương tựa lẫn nhau sinh tồn để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và sự hòa hợp giữa con người với thế giới tự nhiên.

8.3. Khuyến khích việc chuyển đổi năng lượng, thay thế những năng lượng phát thải lớn gây ô nhiễm hoặc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bằng những năng lượng sạch và an toàn.

8.4. Hợp tác với các nhà doanh nghiệp để phát triển nguồn thực phẩm thay thế an toàn mà không lệ thuộcvào chất đạm động vật.

Điều 9: Áp dụng chính sách và kết luận

9.1. Chúng tôi đề nghị rằng những phát hiện được trình bày trên đây sẽ được kết hợp vào chương trình các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

9.2. Chúng tôi tuyên bố rằng đây là thời điểm mà cộng đồng thế giới cần bắt đầu sự phản ánh trung thực về các giải pháp Phật giáo và sử dụng các giải pháp này trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay.

9.3. Chúng tôi tuyên bố rằng đạo đức Phật giáo có giá trị văn hóa nhằm đóng góp vào sự phát triển của xã hội từ bi và có khả năng góp phần xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội bền vững, công bằng và nhân bản một cách nền tảng.

9.4. Chúng tôi tuyên bố rằng cộng đồng Phật giáo có thể đáp ứng mang tính quyết định cho những thách thức của các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

9.5. Chúng tôi kiến nghị các nhà lãnh đạo thế giới cần có sự cộng tác thiết thực hơn nữa với các lãnh tụ Phật giáo nhằm phát triển các hệ thống có khả năng khuyến khích việc đạt được các tiềm năng từ bi cũng như xã hội – kinh tế, và do đó, tạo ra thế giới mà tất cả chúng ta đều muốn sống.

9.6. Chúng tôi đề nghị chính phủ các nước, các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân, không phân biệt tôn giáo hay truyền thống, hãy thực hiện lối sống luân lý và đạo đức trong tinh thần duyên sinh và hướng đến sự hòa giải, ổn định và phát triển bền vững.

9.7. Chúng tôi tuyên bố rằng sự thực hành Phật giáo ở tất cả các cấp độ, các cá nhân và cộng đồng, là dấn thân xã hội, trong đó, tuệ giác từ Phật pháp và thực tập thiền định phải mang ý nghĩa cụ thể nhằm giải quyết các tình huống đau khổ và bất công trong chính trị, môi trường, kinh tế và xã hội.

9.8. Chúng tôi khuyến khích việc mở rộng các tổ chức phi chính phủ Phật giáo, nhằm tích cực tham giavào công tác cứu trợ thiên tai, tương trợ an sinh xã hội và đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Thực hiện hôm nay, ngày 14 tháng 5 năm 2019, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Chùa Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam

HT.Thích Thiện Nhơn
– Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
– Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019
HT.GS.TS Brahmapundit
– Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc
– Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học
Phật giáo thế giới

     TT.TS.Thích Đức Thiện

-Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức

Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019

– Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN