Tông phái Tào Động, Hàn Quốc đã ấn hành và cho ra mắt bản dịch tiếng Hàn, tiếng Anh tác phẩm “Trực Chỉ” của Hòa thượng Bạch Vân Cảnh Nhàn.
Năm 2003, tác phẩm Trực Chỉ của Hòa thượng Bạch Vân Cảnh Nhàn được phái Tào Động, Hàn Quốc ấn hành bản dịch đầu tiên.
Đến năm 2020, sau khi đối chiếu, hiệu đính, bổ sung các tự liệu được hoàn chỉnh hơn, tác phẩm “Trực Chỉ” đã chính thức lên kệ ra mắt giới Phật giáo với 2 phiên bản tiếng Hàn và tiếng Anh.
Đây là tác phẩm in bằng kỹ thuật sắp chữ kim loại (khắc chữ ngược lên thanh kim loại và sắp chữ vào khuôn, nhúng mực, rồi ép lên giấy) sớm nhất thế giới.
Hòa thượng Bạch Vân Cảnh Nhàn đã chắc lọc những tinh hoa đã học được từ kinh điển phật giáo, cũng như y cứ vào sự hướng đạo của Thiền sư Thạch Ốc, để viết và biên soạn nên tác phẩm Trực Chỉ này.
Ngài gia công thêm nhiều bài kệ, tụng, tán, pháp ngữ, vấn đáp của các vị Phật trong quá khứ, được truyền lại từ các vị Tổ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trực Chỉ có tên đầy đủ là “Bạch Vân Hòa thượng sao lục Phật tổ trực chỉ tâm thể yếu tiết”.
Nội dung Trực Chỉ tập trung trích dẫn cốt lỗi những lời dạy Phật, Tổ sư. Qua đó, sẽ hướng hành giả đến việc “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, hiểu bản chất và thực hành thiền quán.
Trực Chỉ ban đầu có hai tập, tổng cộng là 307 chương (Tập một in theo kỹ thuật sắp chữ kim loại đã không tồn tại nữa). Đây là sách Phật học căn bản, tiêu biểu được xem là kiến thức căn bản của các nhà sư Hàn Quốc trong nhà thiền cần phải tham khảo và học tập.
Năm 1377, Hòa Thượng Bạch Vân Cảnh Nhàn viên tịch, chúng đệ tử đã in tác phẩm “Trực Chỉ” tại chùa Hưng Quốc theo kỹ thuật in sắp chữ bằng kim loại.
Từ nhân duyên đó, Trực Chỉ đã trở thành tác phẩm Phật giáo in theo kỹ thuật sắp chữ kim loại sớm nhất trên thế giới, và được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Quyển sách Trực Chỉ đã phần nào đã chuyển tải bản sắc văn hóa, niềm tự hào dân tộc về kỹ thuật in ấn vượt trội của Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Năm 2001, tác phẩm “Trực Chỉ” được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Tư liệu Thế giới.
Theo cứ liệu cho biết, tác phẩm Trực Chỉ được phát hiện bởi ông Prak BingShan – một Thủ thư đang làm tại Thư viện Quốc gia Pháp, và được công bố lần đầu tiên tại Hội chợ sách Quốc tế (năm 1972).
Ông Conllin De Plancy – Công xứ Pháp đầu tiên tại Hàn quốc đã sưu tầm tác phẩm Trực Chỉ trong một cuộc đấu giá. Sau đó, ông Henri Weber mua lại và tặng tác phẩm này cho Thư Viện Quốc gia Pháp (năm 1950).
Hiên nay, tác phẩm “Trực Chỉ” được phát hành bản tiếng Hàn, tiếng Anh, và sắp tới Tông phái Tào Động sẽ cho ra mắt bản tiếng Pháp.
Theo từng bản dịch, từng bản ngôn ngữ khác nhau, chúng ta có thể hiểu thêm về cốt lỗi của Thiền tông Phật giáo, cũng như trân quí một tác phẩm Phật giáo được bảo lưu gần 600 năm ở Hàn quốc qua kỹ thuật in ấn được xem là sớm nhất trên thế giới.
Ngoài bản in theo kỹ thuật sắp chữ bằng kim loại ra, tác phẩm Trực Chỉ (quyển 1 và quyển 2) theo bản in khắc chữ tại chùa Thú Nghiêm vẫn còn được lưu giữ tại Thư viện Trung ương Quốc Gia Hàn Quốc và Viện Văn hóa Tâm linh Hàn Quốc.
HÒA THƯỢNG BẠCH VÂN CẢNH NHÀN (1298-1374) Ngài Bạch Vân Cảnh Nhàn (Baekun Gyeonghan) sinh ra ở Cổ Phụ, Toàn La, Hàn Quốc. Ấu niên xuất gia (không rõ sư phụ là ai?), Ngài thường du hành học Phật khắp nơi ở Hàn Quốc và có thời gian đến Trung Quốc cầu học. – Năm 1351, đến núi Hạ Vụ, am Thiên Hồ, vấn đạo với Thiền sư Thạch Ốc Thanh Củng, phái Lâm Tế, Trung Quốc. Cùng năm này, Ngài đến tham vấn Đại sư Chỉ Không; – Năm 1352, tiếp tục bái kiến Thiền sư Thanh Cũng, sớm chiều theo thầy học đạo, tham vấn và kiến giải Phật pháp. Từ đó, Ngài đã cảm ngộ được sự thật của triết lý “vô tâm, vô niệm”. Tiếp đó, Ngài đến bái kiến Đại sư Đức Dị, lưu lại tu học tại núi Mông; – Năm 1352, trở lại quê nhà Hàn Quốc; – Năm 1353, trong khi tọa thiền, quán đến câu “bất cầu vọng tưởng bất cầu chân, vô minh thật tướng tức Phật tánh. Huyễn hóa không thân tức pháp thân” trong Chứng Đạo Ca của Đại sư Vĩnh Gia, Ngài liền khai ngộ. – Năm 1357, được Đại sự Thái Cổ Phổ Vạn suy cử, và được nhà vua mời vào cung làm việc, nhưng Ngài đã từ chối vì lý do bệnh duyên. – Năm 1365, tiếp tục được Đại sư Huệ Cần suy cử, vua Cung Mãn phân công làm trụ trì chùa Thần Quang,Hải Châu. – Năm 1368, trụ trì chùa Hưng Thánh; – Năm 1369, ẩn cư tu hành tại Kim Phổ Cô; – Năm 1370, giám khảo các kỳ thi tuyển do Đại sư Huệ Cần làm chủ quản. – Năm 1374, về chùa Thứu Nham, núi Tuệ Mục, Lệ Châu để hướng dẫn đồ chúng và sau đó viên tịch tại đây. Hòa thượng Bạch Vân Cảnh Nhàn đã để lại các trướt tác như: Bạch Vân Hòa thượng ngữ lục (2 quyển); Phật Tổ trực chỉ tâm thể yếu tiết.
TRẦN HÒA tổng hợp