Lễ tưởng niệm Đại Lão HT.Thích Thiện Hoa và chư Tôn Thiền đức tiền bối hữu công

13

Sáng thứ Hai – ngày 05/02/2018 tại Trụ sở BTS GHPGVN (Việt Nam Quốc Tử (Quận 10)) đã diễn ra lễ Tưởng niệm lần 45 ngày viên tịch của Đại Lão HT.Thích Thiện Hoa và chư Tôn Thiền đức tiền bối hữu công.

Buổi lể do HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN TP.HCM  phối hợp tổ chức với sự chứng minh tham dự của HT.Thích Trí Quảng – Phó pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ Tịch HĐTS GHPGVN, HT.Thích Thiện Pháp – Phó Chủ Tịch HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN TP.HCM cùng sự hiện điện của chư tôn đức HĐCM, HĐTS TƯ GHPGVN, Chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, BTS Phật giáo 24 quận huyện.

Toàn cảnh lễ tưởng niệm

Về phía chính quyền có sự hiện diện của Ông Trần Tấn Hùng – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Bà Tô Thị Bích Châu – Thành Ủy viên, Chủ tịch UBMTTQVN TP; Ông Nguyễn Ngọc Phong – Phó Ban Dân Vận Thành ủy TP; Bà Nguyễn Lê Hà – Phó Trưởng Phòng Cục ANXH, Tổng Cục An ninh – Bộ Công an; Ông Nguyễn Văn Đẳng – Phó Trưởng phòng ANXH PA.88 – Công an TP cùng các đại diện các ban ngành trực thuộc Thành ủy, UBND. UBMTQ VN, Ban Tôn Giáo, Ban dân vận, Công an TP.HCM, Quận 10… Chư Tăng ni tru trì các tự viên và nam nữ phật tử trên địa bàn thành phố đồng tham dự.

HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ Tịch HĐTS GHPGVN cung tuyên tiểu sử cố HT. Thích Thiện Hoa. Hòa thượng cho biết, Hòa thượng pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 07 tháng 8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quí, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì Quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh làm thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh Diệu Tịnh. Ngài là con út trong gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng đã xuất gia đầu Phật. Cả gia đình Ngài đều Quy y với Tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc, pháp danh Thiện Hoa, húy Hồng Nở là do Tổ đặt cho Ngài.

HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ Tịch HĐTS GHPGVN cung tuyên tiểu sử cố HT. Thích Thiện Hoa. 

Trang nghiêm thanh tịnh

Trong công tác Giáo hội Ngài được giao nhiều trọng trách quan trọng: Đệ nhất Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo; Trụ trì Việt Nam Quốc tự; Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ngoài công tác Phật sự đối với Giáo hội, Hòa thượng còn dành nhiều thời gian viết sách, dịch kinh. Qua đó, Ngài đã để lại rất nhiều tác phẩm, được xem là những nấc thang giáo lý có giá trị, đặt nền tảng học Phật cho Tăng Tín đồ như: Phật học Phổ thông (12 quyển); Bản đồ tu Phật (10 quyển) ; Duy thức học (6 quyển); Phật học giáo khoa các trường Bồ Đề; Giáo lý dạy Gia đình Phật tử; Nghi thức tụng niệm; Bài học Ngàn vàng (8 tập); Đại cương Kinh Lăng Nghiêm; Kinh Viên Giác lược giải; Kinh Kim Cang; Tâm Kinh; Luận Đại Thừa Khởi Tín; Luận Nhơn Minh vàcác loại Tạp luận, Sự tích v.v… Tổng cộng có 8 loại chuyên đề, bao gồm 80 quyển.

Năm 1973, do bệnh tình càng nặng, Ngài phải giải phẩu và không trở dậy được nữa. Cho đến ngày 20 tháng chạp năm Nhâm Tý, nhằm ngày 23 tháng giêng năm 1973, Ngài đã an lành viên tịch, thọ 55 tuổi đời (26 tuổi hạ).

Tiếp đó, HT.Thích Trí Quảng – Phó pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM dâng lời tưởng niệm.

Toàn thể đại chúng trang nghiêm dâng lời tưởng niệm đến cố Hòa thựng Thích Thiện Hoa

Tiếp đó, HT.Thích Trí Quảng – Phó pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM dâng lời tưởng niệm. Hòa thượng đã ghi nhận những đóng góp to lớn của cố Hòa Thượng Thiện Hoa. Hòa Thượng nhấn mạnh, bng tinh thần “Tục diệm truyền đăng, xiển dương Chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, với vai trò là nhà giáo dục mô phạm, một nhà hoằng pháp chuyên sâu, một biên tập viên báo chí ưu tú và một lương y đầy trách nhiệm,..v..v., Hòa thượng đã không ngại gian lao, không từ khó nhọc, luôn tỏa sáng các vai trò của mình qua việc hoằng dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, tổ chức các buổi thuyết giảng hàng tuần, mở các Phật học đường Ấn Quang – Từ Nghiêm – Dược Sư, đến các lớp giáo lý nơi tòng lâm Phước Hòa – Giác Tâm – Xá Lợi, hỗ trợ mở các trường Phật học khắp tỉnh miền Nam, khai mở các khóa bồi dưỡng trụ trì với danh xưng “Như Lai Sứ giả” nhằm huấn luyện Tăng Ni thành những giảng sư ưu tú cho Giáo hội, đâu đâu cũng in đậm dấu chân an lạc giải thoát của Hòa thượng, bậc chân tu khả kính, nhà giáo dục lỗi lạc tài ba, nhà hoằng pháp đa năng xuất chúng.      

Buổi lễ diễn ra trong không khi trang nghiêm thanh tịnh, Chư tôn đức cùng quý quan khách đã đối trước di ảnh cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa dâng hương tưởng niệm, đồng niệm kinh cầu nguyện chư Tôn Thiền đức tiền bối  gia hộ Phật pháp trường tồn, nhân dân an lạc.

Được biết, Ban tổ chức đã nhận được các phần quà, lẵng hoa từ các cấp Giáo hội TƯ, BTS Phật giáo 24 quận/huyện và các ban ngành đoàn thể kính viếng và tưởng niệm.

BTV (Ảnh : Hoằng Tâm)