Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định đã hy sinh cho độc lập tự do của dân tộc tại Tịnh xá Ngọc Phương

68

Ngày 31/1 (mùng 10 Tết), Hi Liên hip Ph n TP.HCM phi hp Câu lc b Truyn thng kháng chiến khi Ph n thành ph, tnh xá Ngc Phương t chc l tưởng nim cán b, chiến sĩ Ban Ph vn Sài Gòn – Gia Định đã hy sinh cho độc lp t do ca dân tc.

Tham dự lễ tưởng niệm có Ni trưởng Thích nữ Viên Liên, Phó Thường trực Ni giới Hệ phái Khất sĩ, trụ trì tịnh xá Ngọc Phương; cùng chư Ni tổ đình Ngọc Phương.

Đến dự Lễ tưởng niệm có bà Nguyễn Thị Lệ – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM. Cùng dự có các bà  Lê Thị Thu – nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Phụ nữ TPHCM, Trưởng Ban liên lạc cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia định; bà Võ Thị Dung – nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; bà Trần Kim Yến – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; bà Tô Thị Bích Châu – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Quận 1; bà Trương Thị ánh – nguyên Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; bà Nguyễn Trần Phượng Trân – Chủ tịch Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM; ông Trần Xuân Điền – Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM.

Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM Trịnh Thị Thanh nhấn mạnh, trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, phong trào đấu tranh của phụ nữ Sài Gòn – Gia Định là một bộ phận khắng khít của phong trào phụ nữ Nam bộ Thành đồng và phong trào phụ nữ miền Nam Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.

Đánh giá cao vai trò tham gia kháng chiến cứu nước của phụ nữ, Đảng coi trọng công tác vận động, tập hợp chị em vào tổ chức quần chúng cách mạng ở ven đô và vùng căn cứ kháng chiến cũ thành Đội quân tóc dài kiên cường đấu tranh 3 mũi chống địch, phá kìm kẹp, giải phóng vùng, xây dựng hậu phương, đẩy lùi các chính sách đầy tội ác của địch. Các tầng lớp phụ nữ yêu nước ở nội thành Sài Gòn – Gia Định được tổ chức bằng nhiều hình thức, tận dụng và sáng tạo.

Cùng với đó, Ban Phụ vận cũng đã tích cực vận động thành lập các cơ sở cách mạng, điển hình Tịnh xá Ngọc Phương là nơi mà Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định xây dựng là cơ sở Phụ vận vào tháng 7-1963 do Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liên lãnh đạo, tham gia nhiều cuộc đấu tranh trực diện với địch; xây dựng nhiều hội viên nòng cốt tham gia vào Liên phái Phật giáo và các Tổ chức Phật tử, nơi đây còn là nơi che chở cho sinh viên – học sinh tham gia biểu tình chống địch.

“Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau mãi mãi tri ân các anh hùng liệt sĩ nói chung cũng như những cán bộ, chiến sĩ Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh; ghi nhớ công sức, xương máu của các cán bộ, hội viên đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước, ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ đi trước cho cách mạng”, đồng chí Trịnh Thị Thanh khẳng định.

Cũng tại buổi lễ đã diễn ra lễ cầu siêu cho cán bộ, chiến sĩ Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia định đã hy sinh và từ trần.

Bảo Nhân tổng hợp (Ảnh: Việt Dũng)