Huế: Dịch chuyển chính điện chùa Diệu Đế

110

Chùa Diệu Đế nguyên là một khu vườn đẹp nổi tiếng ở phía đông Kinh thành Huế, là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị), ra đời. Sau khi lên ngôi năm 1844, vua Thiệu Trị đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế tự.

Nơi đây từng là một trong 3 ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở xứ Huế, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế.

Ông Nguyễn Văn Cư từ TP.HCM đến Huế để cùng các cộng sự di dời một tòa chánh điện ở chùa Diệu Đế, nhằm bảo tồn bức tranh Long Vân Khế Hội được vẽ trên trần chánh điện.

Ông đã cùng hơn 10 cộng sự đến từ TP.HCM miệt mài làm việc để di dời ngôi chánh điện có diện tích 350 m2, nặng 1.000 tấn đến một địa điểm khác có chiều dài 18 m.

Để dịch chuyển công trình này đúng kỹ thuật, ông Nguyễn Văn Cư cùng các cộng sự đã dùng ván, lăn, nêm và 2 máy vận hành 4 con ben thủy lực để kéo đại điện cũ lùi về phía sau đến vị trí mới của ngôi đại điện, với khoảng cách 18 m.

Để đảm bảo toàn bộ kết cấu công trình điện Đại Hùng không bị ảnh hưởng, nứt nẻ, bong tróc trong quá trình dịch chuyển, các công nhân đã thực hiện gia cố chắc phần móng bên dưới. Tiếp đến là phần đưa cốt sắt vào đổ đà, hệ thống đổ đà này có diện tích 180 m2.

Trong quá trình di dời để các bệ thờ cổ này không bị hư hại.Sau quá trình đổ đà bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo.

Dự kiến việc chuyển dịch ngôi chính điện lui phía sau 18 m sẽ hoàn thành trong vài ngày tới.

Bức “Long Vân Khế Hội” hay còn gọi Cửu Long Ẩn Vân là bức tranh quý được vẽ trên trần điện Đại Hùng của chùa Diệu Đế ở TP Huế. Bức tranh có chiều dài hơn 10 m, rộng gần 11 m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.

Nguyễn Linh tổng hợp