Với vị trí tuyệt đẹp và không gian thanh bình, yên tĩnh, Thiền viện Trúc Lâm là điểm thu hút du khách khi tới thành phố Đà Lạt mộng mơ.
Trải qua hơn 500 năm lịch sử, thành bậc rồng tại Hoàng Thành Thăng Long cho thấy sức mạnh và tinh thần kháng cự của nước Đại Việt trước sức ép đồng hóa văn hóa từ phương Bắc.
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) tầm 6km, Thiền viện Trúc Lâm được ví như là “tiền sơn hậu thủy” khi tọa lạc trên đỉnh núi Phượng Hoàng hùng vĩ, hướng nhìn Hồ Tuyền Lâm thơ mộng và nằm e ấp bên trong rừng thông bạt ngàn. Đây là công trình phật giáo lớn nhất cả nước. Đồng thời cũng là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam thuộc phái Thiên Yên Tử.
Được khánh thành từ năm 1994 đến nay, Thiền viện Trúc Lâm không chỉ đơn giản là chốn tu hành của các tăng ni Phật tử, mà còn là điểm tham quan lý tưởng dành cho khách du lịch khi khám phá Đà Lạt. Toàn bộ thiền viện mang nét kiến trúc dân tộc truyền thống và có sự kết hợp hài hòa với cấu trúc đương đại Á Đông. Những bia đá được chạm khắc từ xa xưa vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có chánh điện với diện tích 192 m2 với tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao 2m, tay phải tượng Phật cầm cành sen đưa lên theo điển tích “Niên Hoa Vi Tiếu”. Ngoài ra, chánh điện còn có các bức phù điêu chạm khắc tinh xảo về 8 tướng thị hiện của Đức Phật. Bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tượng Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà còn bên phải là tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư Tử.
Bên ngoài chánh điện là lầu trống và lầu chuông với quả chuông hồng chung nặng 1,1 tấn được khắc những bài kệ có ý nghĩa đạo lý cao. Khu vực vườn hoa có nhiều loại hoa đẹp khác nhau như cẩm tú cầu, xác pháo… nơi đây là địa điểm lý tưởng để các Phật tử, du khách có thể thưởng ngoạn và lưu lại những hình ảnh làm kỷ niệm.
Bên dưới là hồ Tĩnh Tâm với nhiều loại rùa cảnh cũng những chiếc ghế đá bên cạnh mặt hồ trong xanh quanh năm. Du khách có thể cảm nhận được sự bình yên và tĩnh tâm khi đến nơi đây.
Không chỉ sở hữu cảnh quan hài hòa với thiên nhiên, thu hút nhiều du khách tham quan, ngày nay, Thiền viện Trúc Lâm còn là điểm đến yêu thích của khách hành hương, các học giả đến tìm hiểu về Phật pháp, tinh thần Thiền tông Việt Nam đời Trần và con đường tu hành.
Điểm du lịch thác Datanla từ ngã ba tượng Phật vàng, sau đó đi thẳng đèo Frenn 100m là tới. Nước ở đây không chảy ồn ào do quá nhiều thềm đá và đổ từ ghềnh cao 20m. Nước suối ở phía dưới trong nên người ta gọi là Suối Tiên, còn phần sâu hun hút ở phía có một vực sâu là Vực Tử Thần.
Thác Datanla
Điểm du lịch thác Datanla từ ngã ba tượng Phật vàng, sau đó đi thẳng đèo Frenn 100m là tới. Nước ở đây không chảy ồn ào do quá nhiều thềm đá và đổ từ ghềnh cao 20m. Nước suối ở phía dưới trong nên người ta gọi là Suối Tiên, còn phần sâu hun hút ở phía có một vực sâu là Vực Tử Thần.
Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.
Hồ Tuyền Lâm
Từ Thiền viện Trúc Lâm đi thêm 40 bậc thang đá sẽ tới hồ Tuyền Lâm. Hồ mang một vẻ đẹp hoang dã với nước xanh trong, xung quanh hồ là cánh rừng thông bạt ngàn.
Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt được mệnh danh là Nam Thiên Đệ Nhất Hồ. Hồ rộng 350ha, được tạo thành từ thượng nguồn sông Đạ Tam và dòng suối Tía (suối Da Trea). Xung quanh hồ được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, cánh rừng và thảm thực vậy trù phú. Tất cả kết hợp hài hòa với nhau tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình, làm lay động lòng người.
Trong quá khứ, hồ Tuyền Lâm từng là một vị trí quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp xâm lược. Đi qua nhiều thăng trầm cùng những biến thiên của lịch sử, nơi đây vẫn may mắn giữ được vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình và bình yên vốn có. Để ngày nay, hồ Tuyền Lâm trở thành một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, check-in, chụp ảnh.
HẠNH TRẦN/THỜI ĐẠI